ƯU ĐÃI VÀNG - FREESHIP TOÀN QUỐC TỪ 500K

Triệu chứng tê tay chân trong giai đoạn mang thai - Ausmart.vn

Kim Phượng
Thứ Sáu, 06/01/2023 3 phút đọc
Nội dung bài viết

Triệu chứng tê tay chân khi mang thai của bà bầu

Tê tay chân là một trong những triệu chứng không thể tranh khỏi khi mang thai. Bà bầu thường bị tê tay chân khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ và rất nhiều người thắc mắc bệnh này có nguy hiểm không?

Nếu như tê tay chân chỉ thỉnh thoảng xảy ra ở người bình thường thì hiện tượng này lại thường xuyên làm phiền các bà bầu, nhất là khi thai nhi ngày càng lớn. Có lẽ, nhiều chị em không lạ gì với tình trạng nửa đêm tỉnh giấc, có cảm giác bủn rủn tay chân, rồi những lúc như có kim châm, có kiến bò. "Kẻ phá đám" này sẽ rất rắc rối nếu xuất hiện vào ban đêm. Bởi dù được coi là lành tính nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu.

Nguyên nhân gây tê tay chân

Tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, nhất là từ tháng thứ 5 cho đến cuối thai kỳ. Khi thai nhi lớn, bà bầu cũng tăng cân, đồng thời thai nhi lớn sẽ chèn ép các mạch máu. Máu lưu thông kém khiến tay chân dễ bị tê nhức.

Mặt khác, thai phụ lười vận động, hay bị chân tay bị chèn ép khi ngủ, hoặc thực hiện một số tư thế đứng, ngồi xổm quá lâu khiến máu lưu thông kém. Một số bà bầu có dấu hiệu phù nề, gây sưng rãnh cổ tay, gây co thắt dây thần kinh, tê các đầu ngón tay, có khi lan ra cả bàn tay.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân bệnh lý như thiếu hụt vitamin và khoáng chất ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là canxi và magie, B1, B2, axit folic, tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Một số bệnh lý nặng hơn như tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì… cũng là nguyên nhân gây tê tay chân.

Triệu chứng

Thông thường, tê tay chân khởi phát nhẹ. Đó là cảm giác tê bì các đầu ngón tay, chân, như bị châm chích, kiến bò bên trong. Trường hợp nặng hơn có thể kèm theo cảm giác nóng, hơi đau. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, eo, đùi, mông…

Đối với phụ nữ mang thai, tê tay chân thường là hiện tượng sinh lý bình thường không cần điều trị. Bà bầu chỉ cần lưu ý và đi khám trong trường hợp tê tay kèm theo triệu chứng lơ mơ dù chỉ trong giây lát, không thể nhấc cánh tay lên, thậm chí tê nhiều hơn khi đi lại hoặc các dấu hiệu bất thường khác như chóng mặt, co giật. bởi rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, rối loạn chức năng gan, rối loạn chuyển hóa hoặc các dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng…

Biện pháp khắc phục

Tập thể dục thường xuyên: Ở phụ nữ mang thai, khả năng lưu thông máu sẽ kém hơn người bình thường. Vì vậy, hàng ngày bạn nên thường xuyên khởi động nóng các khớp chân tay và thực hiện các bài tập, động tác dành cho bà bầu.

Tư thế ngủ thoải mái: Không dùng tay đỡ đầu hoặc cho bé gối đầu. Trong khi ngủ, nếu bạn cảm thấy tê mỏi, hãy nhanh chóng thay đổi tư thế ngủ để cải thiện quá trình lưu thông máu.

Tư thế ngồi làm việc hợp lý: Khi làm việc với máy tính, bạn nên tranh thủ đi lại, vận động các khớp. Khi xem tivi nên gác chân lên, cánh tay gác lên tay ghế để tránh bị tê.

Đi khám: Khi thấy các triệu chứng bất thường, bà bầu nên đi khám. Không tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc bổ sung như canxi dưới dạng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Viết bình luận của bạn
Có Nên Bổ Sung DHA Cho Bé Từ Khi Sinh Ra Không?

Có Nên Bổ Sung DHA Cho Bé Từ Khi Sinh Ra Không?

Thứ Năm, 21/12/2023 5 phút đọc

Có nên bổ sung DHA cho bé từ khi sinh ra không? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA đặc biệt quan trọng trong giai đoạn... Đọc tiếp

“Thời Điểm Vàng” Bổ Sung DHA Cho Trẻ là Khi Nào?

“Thời Điểm Vàng” Bổ Sung DHA Cho Trẻ là Khi Nào?

Thứ Tư, 20/12/2023 10 phút đọc

“Thời điểm vàng” bổ sung DHA cho trẻ là khi nào? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trước... Đọc tiếp

Top 15+ Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Cơ Thể Một Cách Tự Nhiên

Top 15+ Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Cơ Thể Một Cách Tự Nhiên

Chủ Nhật, 17/12/2023 8 phút đọc

Duy trì một hệ thống đề kháng - miễn dịch tốt là rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và tinh thần của mỗi người.... Đọc tiếp

10+ Cách Tăng Cường Sức Đề Kháng Cho Trẻ Hiệu Quả

10+ Cách Tăng Cường Sức Đề Kháng Cho Trẻ Hiệu Quả

Chủ Nhật, 17/12/2023 9 phút đọc

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị virus tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Đó là lý do... Đọc tiếp

Nội dung bài viết
Danh mục