ƯU ĐÃI VÀNG - FREESHIP TOÀN QUỐC TỪ 500K

Những triệu chứng nguy hiểm khi mang thai cần quan tâm  - Ausmart.vn

Hàng Úc chính hãng
Thứ Hai, 09/01/2023 9 phút đọc
Nội dung bài viết

Những triệu chứng nguy hiểm mẹ bầu cần quan tâm 

Trong thời gian mang thai bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra bà bầu cũng nên chú ý bởi nếu xử lý sớm sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.

Chảy máu bất thường

Ra máu là hiện tượng bất thường có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu bạn bị ra máu quá nhiều, kèm theo đau bụng hoặc bụng dưới tương tự như khi đến kỳ kinh, hoặc cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt như khi mang thai giai đoạn đầu thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có thể đe dọa đến tính mạng.

Chảy máu kèm theo những cơn co thắt mạnh ở vùng bụng dưới cũng là dấu hiệu sảy thai khi chị em đang ở giai đoạn đầu hoặc đầu giai đoạn thứ hai của thai kỳ. Chảy máu trong trong giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của nhau bong non xảy ra khi nhau thai bong ra khỏi thành tử cung. Tiến sĩ Donnica Moore nói: “Xuất huyết luôn là một dấu hiệu nguy hiểm". Theo cô, không nên xem nhẹ bất kỳ hiện tượng chảy máu nào khi mang thai. Nếu một phụ nữ mang thai bắt đầu chảy máu đừng bao giờ ngần ngại gọi bác sĩ hoặc nhận trợ giúp y tế khẩn cấp.

Nôn quá nhiều

Nếu mẹ bầu nôn nhiều đến mức cạn sạch thức ăn trong dạ dày sau khi nôn xong lại có cảm giác đói cồn cào như chưa ăn gì thì tình hình đã trở nên nguy hiểm. Theo bác sĩ Bernstein: “Nếu bạn không ăn uống được gì, cơ thể đang trong tình trạng mất nước và suy dinh dưỡng”. Suy dinh dưỡng hoặc mất nước có thể gây sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.

Nếu bị nôn bất thường và kéo dài thì phải đi khám ngay để được xử lý kịp thời. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát nôn mửa và tư vấn cho bạn về chế độ ăn uống giúp bạn tìm ra những thực phẩm để giảm nôn mửa. Cần kiên trì điều trị chứng buồn nôn để mẹ và thai nhi có đủ dinh dưỡng cần thiết.

Chuyển động của thai nhi giảm rõ rệt

Bé yêu của bạn bình thường rất “nghịch ngợm” trong bụng mẹ, suốt ngày đạp tung tăng trong cơ thể mẹ, bỗng một ngày bé ít cử động hơn, mẹ phải ngay lập tức để ý xem bé bị làm sao. Nếu em bé của bạn không cử động nhiều hơn bình thường, rất có thể bé không nhận đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.

Hãy thử phương pháp này để kiểm tra xem em bé có ổn không: Đầu tiên, hãy uống một chút nước, hoặc ăn một thứ gì đó rồi nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có cử động không? Hoặc bạn có thể đếm số lần bé đạp vào bụng mẹ. Hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất số cử động bao nhiêu là tốt cho em bé nhưng mẹ bầu nếu theo dõi thường xuyên cũng sẽ rút ra được số cử động trung bình của thai nhi. Thông thường trong 2 giờ bé đạp vào bụng mẹ khoảng 10 lần là bình thường. Nếu ít hơn bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám bằng các thiết bị chuyên dụng nhằm xác định chức năng hoạt động và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Co thắt sớm

Các cơn co thắt (cơn co thắt giống như sóng ở bụng) xảy ra quá sớm, trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba, có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Nhưng cũng có thể đó chỉ là một cơn co thắt giả rất dễ nhầm lẫn, thường được gọi là cơn co thắt Braxton-Hicks. Các cơn co thắt giả xảy ra đột ngột, không đều, nhưng đột ngột, không tăng cường độ và thường không gây đau. Các cơn co thắt thực sự thường lặp lại sau 10 phút hoặc ít hơn và sẽ tăng dần cường độ, kèm theo đau và chuột rút.

Tuy nhiên, để an toàn, bạn đừng bao giờ chủ quan với những cơn co thắt này. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu thấy các cơn co thắt cần theo dõi trong 10 phút để phân biệt, khi nghi ngờ các cơn co thắt là dấu hiệu sắp sinh phải lập tức đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.

Rò rỉ nước ối

Đó là khi có chất lỏng chảy xuống chân nhưng không có mùi và bạn chưa từng muốn đi tiểu trước đó. Nếu bạn nghi ngờ và không thể xác định được chất lỏng đó là nước tiểu từ bàng quang bị chèn ép hay rò rỉ nước ối, bạn nên thử đi tiểu cho đến khi bàng quang sạch nước. Nếu sau đó nước vẫn tiếp tục chảy và bạn không kiểm soát được thì rất có thể bạn đang bị rò rỉ nước ối. Bạn cần đến bệnh viện ngay vì nếu nước ối chảy quá lâu, bạn sẽ bị thiếu ối hoặc nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ.

Đau đầu dai dẳng, đau bụng, rối loạn thị giác, phù nề khi mang thai 3 tháng giữa

Tiền sản giật: đây là biểu hiện nguy hiểm phát triển tiềm ẩn trong thai kỳ và càng gần đến ngày dự sinh thì hậu quả càng khó lường. Hiện tượng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nguyên nhân là do huyết áp cao và dư thừa protein trong tử cung. Ngay khi có các triệu chứng trên, bạn phải liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra huyết áp. Nếu đúng là các triệu chứng của tiền sản giật có thể gây sản giật khi sinh, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp sinh nở an toàn và chăm sóc sức khỏe để giữ an toàn cho bạn và em bé.

=>> Link bài viết tham khảo

  1. Các cột mốc quan trọng trong lịch khám thai cho mẹ bầu
  2. Bà bầu nên uống thuốc bổ gì để tốt nhất cho mẹ và con?

Triệu chứng cúm và thiếu máu

  • Triệu chứng cúm: Phụ nữ mang thai thường rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là vào mùa cảm cúm vì khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể bà bầu phải chịu nhiều áp lực hơn.
  • Thiếu máu: Mệt mỏi, thiếu sức sống, nhìn nhợt nhạt xanh xao. Các dấu hiệu của thiếu máu: thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy cơ thể suy nhược, da xanh xao, dễ bị nhiễm lạnh. Nếu bạn được chẩn đoán thiếu máu sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung Axit Folic và Sắt. Khi đi sinh nhớ mang theo đầy đủ các kết quả xét nghiệm để các bác sĩ có thể lường trước những tình huống có thể xảy ra.

Chảy máu âm đạo kéo dài

Chảy máu âm đạo kéo dài có thể do nhau tiền đạo: nhau thai bám vào phần thấp nhất của tử cung, che phủ một phần hoặc toàn bộ tử cung, chặn lối ra của thai nhi. Có thể không có triệu chứng, hoặc có thể chảy máu âm đạo không đau trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Tình trạng này khi sinh ra rất nguy hiểm và cần được phát hiện kịp thời.

Buồn phiền, stress kéo dài

Những thai phụ có quá nhiều cảm xúc tiêu cực như buồn bã, lo lắng, chán nản… có thể đã mắc chứng trầm cảm thai kỳ – rất phổ biến trong và sau thai kỳ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể ăn không ngon, tâm trạng tồi tệ hơn, thậm chí có ý nghĩ làm hại con và bản thân. Nếu mắc phải tình trạng trên, bạn cần chia sẻ càng nhiều càng tốt với những người thân thiết và đáng tin cậy, thậm chí có thể gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời.

Đi tiểu thường xuyên và cảm giác khát nước

Đây có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong ba tháng thứ hai của thai kỳ. Khi đến gặp bác sĩ, bạn thường được khuyên thay đổi chế độ ăn uống hơn và kê đơn thuốc.

Chảy máu âm đạo với chuột rút

Nếu bạn bị chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng, chuột rút và đau cổ tử cung thì rất có thể đó là nhau bong non. Đây là hiện tượng nhau thai bị kéo ra khỏi thành tử cung khiến thai nhi bị thiếu oxy. Nếu nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng (tách hơn 1/2 nhau thai) thì bác sĩ sẽ phải chỉ định sinh sớm để cứu tính mạng người mẹ.

Huyết áp cao

Huyết áp cao là một tình trạng nguy hiểm và cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng máu hoặc tiền sản giật. Nếu huyết áp cao liên tục và không có dấu hiệu giảm thì thường bác sĩ sẽ chỉ định sinh sớm. Nếu thai gần 37 tuần, chỉ định này gần như an toàn cho cả mẹ và bé, nhưng nếu thai còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nghỉ ngơi, dưỡng thương, uống thuốc hạ huyết áp, có thể phải nằm bệnh viện để theo dõi.

Phụ nữ mang thai cần lưu ý rằng thuốc hạ huyết áp không tốt cho cả mẹ và bé, vì vậy tốt nhất nên giữ một chế độ ăn uống thật lành mạnh trong suốt thai kỳ.

=>> Link sản phẩm tham khảo

  1. Sữa bầu Bellamy's Organic Pregnancy Formula for Mothers 900g
  2. Blackmores Bầu Pregnancy & Breast Feeding Gold của Úc 60 viên
Kem Chống Nắng: Ý Nghĩa Của Dấu + Trong Kem Chống Nắng Là Gì?

Kem Chống Nắng: Ý Nghĩa Của Dấu + Trong Kem Chống Nắng Là Gì?

Chủ Nhật, 14/04/2024 6 phút đọc

Kem chống nắng là một phần quan trọng của việc chăm sóc da, đặc biệt là đối với những người dành nhiều thời gian ngoài trời.... Đọc tiếp

Hiểu Biết về Các Thành Phần của Viên Thuốc Tránh Thai: Lựa Chọn Thông Minh cho Phụ Nữ

Hiểu Biết về Các Thành Phần của Viên Thuốc Tránh Thai: Lựa Chọn Thông Minh cho Phụ Nữ

Chủ Nhật, 14/04/2024 7 phút đọc

Thuốc tránh thai là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ nữ khi muốn ngăn chặn thai nghén. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người... Đọc tiếp

Có Nên Bổ Sung DHA Cho Bé Từ Khi Sinh Ra Không?

Có Nên Bổ Sung DHA Cho Bé Từ Khi Sinh Ra Không?

Thứ Năm, 21/12/2023 5 phút đọc

Có nên bổ sung DHA cho bé từ khi sinh ra không? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA đặc biệt quan trọng trong giai đoạn... Đọc tiếp

“Thời Điểm Vàng” Bổ Sung DHA Cho Trẻ là Khi Nào?

“Thời Điểm Vàng” Bổ Sung DHA Cho Trẻ là Khi Nào?

Thứ Tư, 20/12/2023 10 phút đọc

“Thời điểm vàng” bổ sung DHA cho trẻ là khi nào? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trước... Đọc tiếp

Nội dung bài viết
Danh mục