ƯU ĐÃI VÀNG - FREESHIP TOÀN QUỐC TỪ 500K

Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị - Ausmart.vn

Thứ Năm, 18/04/2024 5 phút đọc

Kiết lỵ là một trong những bệnh đường ruột phổ biến ở trẻ em. Bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, tấn công vào hệ tiêu hóa, khiến trẻ đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy máu, dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị kiết lỵ sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của con yêu. Cùng Ausmart tìm hiểu chi tiết nhé!

Trẻ bị kiết lỵ là bệnh gì?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là một trạng thái trong đó trẻ bị nhiễm trùng ruột do một số vi khuẩn và ký sinh trùng. Bệnh này dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy liên tục, đi kèm với dịch nhầy và máu trong phân. Đây là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Bệnh kiết lỵ có thể được phân loại thành hai dạng chính như sau:

  • Kiết lỵ amip: Trẻ sẽ trải qua các triệu chứng sau đây: đau quặn bụng theo từng cơn, có thể có hoặc không có sốt, cảm giác lạnh lẽo trên cơ thể, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, phân của trẻ sẽ có chất nhầy giống như đờm, kèm theo máu.

  • Kiết lỵ trực trùng: Trẻ sẽ có các dấu hiệu sau: sốt liên tục với mức độ cao, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể gặp các triệu chứng như đau rát vùng hậu môn, luôn có nhu cầu đi đại tiện, phân có chất nhầy và máu, và xuất hiện nhiều lần trong ngày.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh kiết lỵ ở trẻ có thể biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại tràng sau lỵ, lồng ruột và viêm ruột thừa do amip.

Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Triệu chứng khi trẻ bị kiết lỵ 

Trẻ mắc bệnh kiết lỵ sẽ trải qua những triệu chứng sau đây: 

  • Trẻ sẽ đại tiện nhiều lần, đến mức có thể không muốn rời khỏi bồn cầu hoặc yêu cầu ngồi lên bồn cầu liên tục do cảm giác luôn có nhu cầu đi tiểu tương tự như việc mót rặn ở người lớn.

  • Bụng của trẻ sẽ bị quặn đau mỗi khi đại tiện.

  • Phân của trẻ sẽ ít, dạng lỏng, có thể kết hợp với dịch nhầy, máu tươi và có bọt hơi.

  • Trẻ nhỏ sẽ thể hiện sự quấy khóc trước khi đại tiện. Sau khi đại tiện xong, đau bụng và quấy khóc của trẻ sẽ giảm đi.

Triệu chứng khi trẻ bị kiết lỵ 

Nguyên nhân gây lên bệnh kiết lỵ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như kiết lỵ. Nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch và vi khuẩn có lợi trong ruột của trẻ còn yếu, hoạt động chưa được hiệu quả, dẫn đến việc vi khuẩn và các tác nhân gây tổn thương xâm nhập một cách tăng cường, gây viêm và rối loạn hệ tiêu hóa.

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã xác định các nguyên nhân cụ thể gây bệnh kiết lỵ ở trẻ, trong đó chủ yếu là các chủng vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Một số nguyên nhân gây kiệt lỵ ở trẻ bao gồm:

  • Khuẩn Amip: Đây là loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ, và các vấn đề khác.

  • Trực khuẩn ngắn, bất động: Thường là các loại trực khuẩn thuộc nhóm Shigella như Shigella Amigua, Paradystenteria và các loại khác.

Những chủng vi khuẩn này có khả năng gây tổn thương đường ruột và gây ra các triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Chẩn đoán và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ

Để chẩn đoán kiết lỵ, ba mẹ cần phải dựa vào các dấu hiệu như đã mô tả ở trên để xem xét tình trạng của bé. Ba mẹ cần đưa bé đi xét nghiệm phân và xét nghiệm máu sẽ được sử dụng để đưa ra chẩn đoán chính xác và xác định liệu trình điều trị cụ thể cho từng trường hợp. 

Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán khi trẻ có các triệu chứng như trên. Tự ý điều trị không được khuyến khích, vì điều này có thể gây ra biến chứng cho trẻ.

Cách phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ

Ba cần tuân thủ nguyên tắc "ăn chín, uống sôi" cho trẻ. Dưới đây là một số lời nhắc nhở và hướng dẫn để đảm bảo vệ sinh cũng như phòng tránh bệnh kiết lỵ ở trẻ:

  • Ba mẹ cho bé rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

  • Xây dựng thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh cho trẻ

  • Đậy kín thức ăn và tránh ruồi nhặng

  • Vệ sinh phân, rác và quản lý việc sử dụng phân trong nông nghiệp

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng và nuôi dạy trẻ

Cách phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ

Bài viết trên, Ausmart đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị kiết lỵ. Bạn đọc hãy theo dõi Ausmart ngay hôm nay để biết thêm nhiều kiến thức hay trong chăm sóc bé. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm chăm sóc cho mẹ và bé hàng chính hãng Úc tại Ausmat nhé!

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

Thứ Ba, 19/11/2024 10 phút đọc

Bệnh Gout là gì - Nguyên Nhân - Cách điều trị bệnh Gout hiệu quả Với xã hội hiện đại ngày nay, một lối sống ít vận... Đọc tiếp

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng?

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng?

Thứ Tư, 13/11/2024 11 phút đọc

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng hiệu quả? Mỡ nội tạng là gì? mỡ nội tạng gây nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe,... Đọc tiếp

So sánh Elevit và Blackmores Conceive Well Gold: Ưu và nhược điểm của từng sản phẩm

So sánh Elevit và Blackmores Conceive Well Gold: Ưu và nhược điểm của từng sản phẩm

Thứ Hai, 29/07/2024 7 phút đọc

Elevit và Blackmores Conceive Well Gold là hai sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho bà bầu được nhiều người tin dùng. Để hiểu rõ hơn... Đọc tiếp

Uống omega 3 có tác dụng gì? - Những lợi ích và liều dùng hợp lý

Uống omega 3 có tác dụng gì? - Những lợi ích và liều dùng hợp lý

Thứ Tư, 24/07/2024 8 phút đọc

Omega 3 là một trong những loại axit béo không thể thiếu cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Chúng được coi là... Đọc tiếp

Nội dung bài viết
Kết quả tìm kiếm cho
Hiển thị kết quả theo:
Sản phẩm Bài viết
Xem thêm kết quả có chứa
Danh mục