ƯU ĐÃI VÀNG - FREESHIP TOÀN QUỐC TỪ 500K

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng? - Ausmart.vn

Thứ Tư, 13/11/2024 11 phút đọc

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng hiệu quả?

Mỡ nội tạng là gì? mỡ nội tạng gây nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe, nguyên nhân hình thành, mỡ nội tạng có giảm được không? và cách giảm mỡ nội tạng như thế nào hiệu quả?.. là rất nhiều câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy cùng đội ngũ Ausmart tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Mỡ nội tạng là gì

Mỡ nội tạng có tên tiếng anh là visceral fat, đây là các mô mỡ nằm bên trong khoang bụng, bao bọc các cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thậ, dạ dày, đường ruột. Mỡ nội tạng sẽ chiếm khoảng 10% lượng mỡ trong cơ thể. Nhìn chung thì mỡ nội tạng có tác dụng giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể có tỷ lệ mỡ nội tạng chuẩn thì không thành vấn đề. Nhưng nếu tỷ lệ này cao hơn mức bình thường sẽ gây ra rất nhiều biến chứng và bệnh nguy hiểm đến sức khỏe như tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường tuýp 2 và là nguyên nhân cao dẫn đên đột quỵ.

Làm thế nào để xác định chỉ số mỡ nội tạng chuẩn

Cách duy nhất để có được kết quả chẩn đoán chính xác chỉ số mỡ nội tạng chuẩn là chụp cắt CT lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, đây là những phương thức tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. So đó bạn có thể tham khảo một số cách như bên dưới để có thể xác định một cách tương đối:

  • Kích thước vòng eo: đây là cách khá phổ biến và dễ thực hiện nhất giúp bạn có thể có phán đoán và ước tính sơ bộ. Bạn có thể sử dụng một cái thước dây đo vòng eo quanh rốn. Nếu bạn có vòng eo dưới 85cm thì bạn đang có một chỉ số mỡ nội tạng chuẩn. Nếu bạn có vòng eo lớn hơn 85cm thì bạn có nguy cơ bị mỡ nội tạng cao.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI): chắc hẳn nhiểu bạn khá quen thuộc với chỉ số BMI hay còn được biết đến là chỉ số khối cơ thể, đây là một chỉ số giúp bạn đánh giá được cơ thể có đang thừa cân hay không. Nếu bạn có chỉ số BMI từ 30 trở lên là thừa cân thì % bạn mắc mỡ nội tạng rất cao.
  • Kiểm tra thân hình: Bạn có thể đơn giảm là sử dụng gương soi để tìm ra những nơi trên cơ thể đang tích trữ chất béo. Nếu bạn có một thân hình cân đối thì bạn không cần lo ngại đến vấn đề mỡ nội tạng. Tuy nhiên nếu bạn sở hữu một đôi chân thon gọn, nhưng thân hình quả táo, đặc biệt phình to ở vùng bụng thì đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của mỡ nội tạng.

Tác động của mỡ nội tạng đến sức khỏe

Mỡ nội tạng là một trong những nguyên dẫn có thể dẫn đến các bệnh như: tiểu đường type 2, cao huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, viêm gan, thậm chí làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, không những vậy mỡ nội tạng còn gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Mỡ nội tạng và bệnh tiểu đường type 2: người bị mỡ nội tạng thường bị rối loạn chuyển hóa, cơ thể sẽ tiết ra protein liên kết retinol-4 (RBP4) từ đó làm tăng khả năng kháng insulin, đường huyết cao và làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mỡ nội tạng và bệnh gan: Mỡ tích tụ nhiều bên trong gan sẽ khiến gan nhiễm mỡ, lâu dần có thể tiến triển thành xơ gan nếu không được điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ sẽ làm giảm chức năng gan từ đó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.

Mỡ nội tạng và bệnh tim: mỡ nội tạng có liên quan rất mật thiệt đến bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có vòng eo lớn hãy mỡ khoang bụng nhiều là những người có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những phụ nữ có vòng eo nhỏ. Cứ mỗi 5cm vòng eo tăng thêm thì bạn sẽ tăng 10% nguy cơ mắc cách bệnh liên quan đến tim mạch.

Mỡ nội tạng và ung thư: Mỡ nội tạng cao là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày…

Mỡ nội tạng và đột quỵ: Người nhiều mỡ nội tạng có nguy cơ đột quỵ cao hơn do huyết áp tăng và nguy cơ cao măc các bệnh về tim mạch. Cụ thể là mỡ tích tụ trong máu nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến mạch máu, bệnh mạch vành và các vấn đề về van tim. tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu máu từ đó dẫn đến cao huyết áp hay đột quỵ

Vậy thì nguyên nhân gì dẫn đến mỡ nội tạng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mỡ nội tạng, một số nguyên nhân phổ biến mà rất nhiều người mắc phải có thể kể đến như:

Mỡ nội tạng gây ra bởi chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống chứa nhiều calo,đường, chất béo bão hòa hay carbohydrate tinh chế là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ không chỉ ở nội tạng mà còn ở toàn thân. Những thực phẩm này không chỉ làm tăng hàm lượng calo nạp vào cơ thể mà còn tăng quá trình chuyển hóa chất béo khiến cho năng lượng dư thừa được tích trữ dưới dạng mỡ bên trong cơ thể và đặc biệt mỡ nội tạng.

Mỡ nội tạng gây ra bởi lối sống ít vận động hoặc thường xuyên căng thẳng

Lối sống lười vận động khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, lượng calo tiêu hao cũng giảm khiến năng lượng dễ bị dư thừa và tích trữ bên trong cơ thể, điều này dẫn đến gia tăng hàm lượng mỡ bên trong cơ thể, và cả trong nội tạng.  Bên cạnh đó thì việc căng thẳng thường xuyên cũng làm gia tăng hormone cortisol từ đó khiến cơ thể luôn cảm thấy thèm ăn, lâu dần dẫn đến tích trữ nhiều năng lượng và chất béo hình ảnh trong nội tạng và trong cơ thể.

Mỡ nội tạng gây ra bởi di truyền hoặc do tuổi tác

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trong gia đình bạn có người bị béo phì, béo bụng hoặc mỡ nội tạng cao thì nguy cơ bạn mắc bệnh mỡ nội tạng cũng sẽ cao. Không những vậy, bên cạnh yếu tố di truyền thì yếu tố tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tích trữ mỡ nội tạng. Vì khi bạn ngày càng lớn tuổi thì khả năng chuyển hóa năng lượng kém, tốc độ trao đổi chất cũng chậm lại do đó lượng năng lượng nạp vào cơ thể thường không thể chuyển hóa hết, lâu dần hình thành nên mỡ ở vùng bụng và đặc biệt là mỡ bên trong nội tạng.

Mỡ nội tạng bao nhiêu là tốt và chác giảm mỡ nội tạng hiệu quả

Mỡ nội tạng sẽ có thang điểm từ 1-59 được đánh giá theo chỉ số của MRI hoặc máy phân tích hàm lượng chất béo trong cơ thể. Chỉ số mỡ nội tạng chuẩn sẽ là 13 và nếu bạn đang có chỉ số là 13-59 thì bạn cần thay đổi lối sống và có những biện pháp thải mỡ nội tạng để giúp cân bằng và duy trì hàm lượng mỡ nội tạng chuẩn. Hay tham khảo một số cách như bên dưới:

Tăng cường vận động: tập thể dục, vận động thường xuyên đều đặn tiêu hao năng lượng, giảm calo dư thừa, tăng cường quá trình trao đổi chất từ đó hạn chế sự tích trữ mỡ bên trong cơ thể đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ nội tạng, giúp xây dựng nền tảng sức khỏe, cơ bắp và mang đến cho bạn một vóc dáng lý tưởng. Bạn có thể chọn bất kỳ môn thể thao nào mà bạn thích miễn là bạn có thể duy trì nó một cách đều đặn.

Thay một chế độ ăn uống lành mạnh hoặc áp dụng nhịn ăn gián đoạn: Ăn uống lành mạnh, giảm tiêu thụ đường, chất béo có hại, carbohydrate tinh chế, thay các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ bằng các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây là một trong những cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả, ăn uống lành mạnh giúp căn bằng dinh dưỡng, tránh được việc dư thừa năng lượng từ đó tăng cường khả năng hấp thu, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ nội tạng.

Nhin ăn gián đoạn cũng là một cách thúc đẫy cơ thể tiêu hao đi năng lượng, chất béo dư thừa tích tụ bên trong cơ thể từ đó làm giảm hàm lưỡng mỡ không chỉ bên trong nội tạng mà còn trong cả cơ thể. Không những vậy nhịn ăn gián đoạn còn giúp ổn định insulin từ đó giữ hàm lượng đường huyết trở nên cân bằng và ổn định.

Giảm căng thẳng, giảm stress và ngủ đủ giấc: kiểm soát căng thẳng, giảm stress bằng cách vận động, đọc sách thiền sẽ giúp làm giảm hàm lượng cortisol xuống thấp từ đó giúp giảm cảm giác thèm ăn. Kết hợp việc đó cùng với ngủ đủ từ 7-9h mỗi ngày sẽ giúp cân bằng hormone, đặc biệt leptin và ghrelin từ đó giúp kiểm soát cảm giác no và đói tốt hơn. Điều này không những giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc điều chỉnh hàm lượng calo dung nạp mà còn giúp cân bằng các chỉ số mỡ nội tạng.

Điều trị y tế: Trong trường hợp bạn bị thừa cân, mỡ nội tạng hoặc bị béo phì nghiêm trọng, thì việc sử dụng các biện pháp y tế để điều trị có thể được xem xét để giúp kiểm soát mỡ nội tạng một cách tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm mỡ nội tạng, hoặc tham khảo các sản phẩm thực phẩm chức năng detox cơ thể, viên uống thải mỡ nội tạng hoặc các sản phẩm viên uống giúp giảm mỡ nội tạng. Một trong những sản phẩm được nhiều người sử dụng tin dùng là viên uống thải độc mỡ nội tạng Maxi Organ Fat Detox Stress Relief Immune + của nhà Wealthy Health và Viên thải độc mỡ nội tạng Organ Fat Detox của Vitatree.

Hy vọng thông qua bài viết trên, Ausmart có thể mang đến một số kiến thức cơ bản giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về vấn đề mỡ nội tạng, từ đó có thể có những cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả cho bản thân và cả gia đình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

 

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout hiệu quả

Thứ Ba, 19/11/2024 10 phút đọc

Bệnh Gout là gì - Nguyên Nhân - Cách điều trị bệnh Gout hiệu quả Với xã hội hiện đại ngày nay, một lối sống ít vận... Đọc tiếp

So sánh Elevit và Blackmores Conceive Well Gold: Ưu và nhược điểm của từng sản phẩm

So sánh Elevit và Blackmores Conceive Well Gold: Ưu và nhược điểm của từng sản phẩm

Thứ Hai, 29/07/2024 7 phút đọc

Elevit và Blackmores Conceive Well Gold là hai sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho bà bầu được nhiều người tin dùng. Để hiểu rõ hơn... Đọc tiếp

Uống omega 3 có tác dụng gì? - Những lợi ích và liều dùng hợp lý

Uống omega 3 có tác dụng gì? - Những lợi ích và liều dùng hợp lý

Thứ Tư, 24/07/2024 8 phút đọc

Omega 3 là một trong những loại axit béo không thể thiếu cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Chúng được coi là... Đọc tiếp

Tình trạng thiếu testosterone ở nam giới và cách khắc phục

Tình trạng thiếu testosterone ở nam giới và cách khắc phục

Thứ Tư, 24/07/2024 6 phút đọc

Testosterone - hormone tối quan trọng của nam giới, liên quan đến mọi khía cạnh của sức khỏe, tinh thần và sinh lý, từ trí não... Đọc tiếp

Nội dung bài viết
Kết quả tìm kiếm cho
Hiển thị kết quả theo:
Sản phẩm Bài viết
Xem thêm kết quả có chứa
Danh mục